Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ LỜI TRƯỚC QUỐC HỘI, 25-11-2011, & hai MP3 khác

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ LỜI TRƯỚC QUỐC HỘI, 25-11-2011:
1) RANH GIỚI BIỂN NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ,
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
VÀ VÙNG BIỂN THUỘC ĐẶC QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA DOC BỜ BIỂN VIỆT NAM
2) LUẬT BIỂU TÌNH & LÒNG YÊU NƯỚC

---
NHÀ NGHIÊN CỨU DƯƠNG DANH DY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC VIETNAMESE 28-12-2013
CHÍNH MAO TRẠCH ĐÔNG CHỈ ĐẠO VIỆC XÂM CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM

---
NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC VIETNAMESE 20-01-2014
VNCH. ĐÃ THỰC THI ĐÚNG NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA






(Nguồn: VietNamNet)

Trước và sau khi TT. Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát biểu, đề xuất luật biểu tình, trên báo chí và mạng vi tính toàn cầu đã có nhiều ý kiến: Luật biểu tình rất nên được xây dựng và ban hành, nhưng không phải để ràng buộc người dân trong việc biểu tình -- kiến nghị công khai và công khai bày tỏ thái độ một cách chính đáng, kể cả sự phản đối các chính sách sai lầm (tất nhiên trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp và công pháp quốc tế, hiến chương Liên hiệp quốc ...).


- - -

NHÀ NGHIÊN CỨU DƯƠNG DANH DY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC VIETNAMESE 28-12-2013

CHÍNH MAO TRẠCH ĐÔNG CHỈ ĐẠO VIỆC XÂM CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM

.











Tác giả: Dương Danh Dy-BBC-VietnameseDuong Danh Dy


https://sites.google.com/site/tranxuananwriter4/Hoang-Sa_Mao-Trach-Dong-xam-chiem_Duong_Danh-Dy_BBCVietnamese-Multimedia.mp3.flv

- - -

- - -

NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC VIETNAMESE 20-01-2014

VNCH. ĐÃ THỰC THI ĐÚNG NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

.

.











Tác giả: Dương Trung Quốc-BBC-VietnameseDuong Trung Quốc


https://sites.google.com/site/tranxuananwriter3/duongtrungquoc_Hoang-Sa-Truong-Sa_20-01-2014_BBC-phong-van.mp3

- - -

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

BỐN MƯƠI NĂM (thơ Trần Xuân An, 04-11 HB11)

BỐN MƯƠI NĂM
thơ Trần Xuân An




BỐN MƯƠI NĂM

Trần Xuân An

bốn mươi năm viết giữa đời
dài lận đận, buổi giao thời quá lâu

trắng lòng cho đến bạc râu
ba mươi đầu sách phẳng nhàu, trên không
bay quanh trái đất ngàn vòng
sách sà tay mến, đậu gông cùm tù (*)

(ngẫm chi trói buộc Nguyễn Du
nếu sông Gianh thì hình như... hơi hiền
đôi cánh thơ rộng vô biên
sông phong kiến – sợi tóc tiên –, sá gì!)
(*)

sách in đỏ ấn bay đi
bốn mươi năm nữa cũng vì xưa sau.

TXA.
9:00 – 11:33, 04-11 HB11

(*) Gông cùm, trói buộc sự sáng tạo chân chính, phản ánh chân thật...



Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

THÀNH LŨY HOÀNG SA - TRƯỜNG SA (thơ Trần Xuân An, 31-10 HB11)

THÀNH LUỸ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
thơ Trần Xuân An



THÀNH LUỸ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
Trần Xuân An

Cửa Việt máu đẫm chiến công
thắng tàu Hà Lan cướp bóc... (1)
Hoàng Sa, lệ đầm ốc ngọc (2)
thuyền Thanh bão vỡ, xương khô...
ta tuần canh, nhặt tình cờ
rưng rưng mong chỉ biển cho tự lòng (2)

toạ miếu dân thờ Cá Ông?
rạn tượng Phật thời Chúa Sãi?
mấy trăm năm cần dựng lại
hải đồ Quang Ảnh rộng tầm (3)
khắc bia đá, rải hạt mầm
xanh Hoàng Sa, tránh bẫy ngầm Trường Sa

chỉ mươi ngày đêm khơi xa
Văn Nguyên có thành tên đảo?
mênh mông, tuy chưa thấu đáo
bản đồ Hữu Nhật, thẻ lim
bền trong trang sử im lìm
cùng dân Ngãi – Định không chìm công lao

và cuối đông ấy, quên sao
thuyền Anh mưa mù mắc cạn
lóp ngóp ghe con sam bản
vào Bình Định, từ Hoàng Sa
áo cơm, đỡ tím xương da
chín mươi thuỷ thủ về nhà, ngả Tân (4)

Lý Sơn càng ấm nghĩa ân
khi kẻ chức quyền bị án
sử ghi tội lưu Nguyễn Hoán (3)
sáng dân, Hoàng Sa – Trường Sa!
xưa sau, bút đỏ hồng hoa
đảo cô quạnh, không nhạt nhoà kỉ cương

ước xây luỹ giữa đại dương
chắn bão, lòng người lặng sóng
vững ân uy, khơi nguồn sống...
bỗng lửa Phương Tây thổi tràn
Á – Phi nghẹn trong tan hoang
Hoàng – Trường Sa cũng úa quầng hải đăng! (5)

TXA.
14:30 – 19:27, 31-10 HB11
__________________

(1) Năm 1585. Xem: “Đại Nam thực lục tiền biên” (quyển I), bản dịch VSH., tập 1, Nxb. Giáo Dục tái bản, 2002, tr. 32.
(2) Một thứ ốc sản sinh ngọc ở Hoàng Sa. Xem: Lê Quý Đôn, “Phủ biên tạp lục”, bản dịch Lê Xuân Giáo, tập 1, PQVK. ĐTVH. – SG. xuất bản, 1972, tr.209. ĐNNTC., bản dịch VSH., tập 2, Nxb. Thuận Hóa, 1994, tr. 422: “… Sản nhiều ốc hoa, hải sâm, đồi mồi, vích, cùng những hàng hóa của thuyền người Thanh bị bão, trôi giạt vào đấy”.
(3) Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Phạm Văn Nguyên (năm 1835), Phạm Hữu Nhật (năm 1836), Nguyễn Hoán (năm 1845). Có một chi tiết quan trọng, tôi nhận ra và thấy cần nhấn mạnh: Mặc dù về mặt hành chính, Hoàng Sa – Trường Sa (gọi chung là Hoàng Sa) được triều Nguyễn gộp vào tỉnh Quảng Ngãi (hải phận Quảng Ngãi), nhưng triều Nguyễn vẫn ý thức rõ Hoàng Sa – Trường Sa trải dài “không biết mấy ngàn dặm”. Bản tấu của Bộ Công (1836) thể hiện rõ điều đó: “từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về, dâng trình”. Có nghĩa là Hoàng Sa – Trường Sa trải dài qua nhiều hải phận của nhiều tỉnh chứ không riêng hải phận Quảng Ngãi. Xem: ĐNTL.TB. & CB., các tập: 1 (tr.898), 3 (tr.743), 4 (tr.673, 867) & 6 (tr.749), Nxb.GD. tái bản, 2002 & 2007.
(4) Năm 1836. Xem: ĐNTL.CB., sđd., tập 4, tr.1058. Singapore, đúng ra, theo cách gọi hồi đó là Hạ Châu hay Tân Gia Ba.
(5) Hải đăng do kĩ sư Pháp thiết kế xây dựng tại Hoàng Sa và Trường Sa (1938).


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần đầu)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần tiếp theo)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: THƠ BẠT VỀ CHÙM THƠ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC - Mới nhất!    


Sau hai bài thơ bạt về loạt thơ này, tác giả vẫn không thể không viết, đọc hai bài thơ khác (sáng tác trong tháng 9, đầu tháng 10 HB11) và đọc lại một bài thơ được viết từ 1994. Trân trọng mời xem thêm:


Mời đọc văn bản hai bài thơ về HAI GỌNG KÌM LỊCH SỬ (thơ, 1994 & 21-9 HB11) - Mới nhất!    


Mời đọc văn bản bài thơ "BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ" - (06-10 HB11) -- Mới nhất!    

--- Liên khúc (5 bài):

Tác giả tự đọc thơ: "LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO" - (14-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG" - (19-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM" - (25-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "THÀNH LŨY HOÀNG SA - TRƯỜNG SA" - (31-10 HB11) -- Mới nhất!    



Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM & NGƯ TRƯỜNG TỪ XA XƯA

LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM
& NGƯ TRƯỜNG TỪ XA XƯA

thơ Trần Xuân An, 25-10 HB11




LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM

Trần Xuân An

biển chờ nắng hẹn tháng ba
dâng hương tạ ơn Đất – Nước
cơm cá trống cờ nến đuốc
kì yên, thế lính khao lề (1)
thề trăm đi, nguyện trăm về
hội đình vượt suất, đảo quê gọi người

thêm buồm, Bình Thuận ra rồi
Cảnh Dương đã vào chèo góp (2)
mấy tỉnh một bờ tụ họp
tuần đội Bắc Hải chung tay
theo đội Hoàng Sa đảo này
sau lễ tế, toả rộng dài Biển Đông

chầu bên linh vị, song song
hai hàng nối vai sóng cuộn
pháp sư giọng trầm quán tưởng
như kẻ sơn tràng, rừng ơi
biển hỡi, ngư dân bao đời
khác chi lính, có ra khơi, không về...

kìa thuyền giấy (chuối làm bè)
hình nhân, thạp, lu... (hàng mã)
thế mạng, không chùn chí cả
thấy chiếu bọc thây, vẫn đi
ra khơi, khát vọng lạ kì
máu dân biển chỉ yên khi dong buồm

không thể sống đời ao chuôm
Hoàng Sa – Trường Sa bất tận!
như tế sống người ra trận
pháp sư vái cùng dân làng
hai đội ưỡn ngực hiên ngang
hẹn ngày về, sau thời gian canh tuần…

tháng ba tháng ba đã gần
tháng tám không xa mãi mãi
thần ra khơi, người về lại
phải đâu phép thuật đời thường
nghi thức như lau tấm gương
sáng trưng đảo Lý, trầm hương ảo huyền.

TXA.
09:53 – 16:15, 25-10 HB11
____________________

(1) Có thể phối kiểm với các thông tin cơ bản, được mô tả khách quan (thiếu vắng chất thơ) bởi nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, về lễ hội khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đã đăng trên nhiều báo chí.

(2) Cảnh Dương thuộc tỉnh Quảng Bình. Thời hạn mỗi chuyến tuần hành trong mỗi năm là khoảng từ 5 đến 6 tháng, từ tháng ba đến tháng tám. Xem: “Đại Nam thực lục tiền biên”, bản dịch VSH., tập 1, Nxb. Giáo Dục (tái bản), 2002, tr. 164...




NGƯ TRƯỜNG TỪ XA XƯA

Trần Xuân An

trước cả xa thẳm Chúa Tiên (1)
Hoàng Sa đã là quê xứ (2)
quốc sơ, mờ dăm nét sử
“tự thời nào” vẫn quốc sơ! (2)
lộng khơi, gần và xa bờ
ngư trường, giạt đến bất ngờ, Trường Sa!

“đông dài tận nam, bao la
nổi chìm biết mấy ngàn dặm”
(2)
mươi đời, sử như trà đậm
tĩnh lòng. Như sóng, nhắc hoài!
ngư trường bát ngát tương lai
thuyền công quản, thuyền sinh nhai, chung đường

sóng chao, bõ nhớ đại dương
suốt đời võng nôi tấm bé
chèo đẩy, buồm che – dáng mẹ
dù con tóc sóng bạc đầu
Bạch Sa tròn một nong cau
Bàn Than đất Quảng, đây màu cơm thơm (3)

bá trạo múa nam hát nồm (4)
thả sức lưới giăng câu ném
ngư trường rộng dần mắt đếm
thuyền con liếc dọc lượn ngang
theo bước vó ngựa dặm ngàn
cảng đầm Thị Nại liền dần Óc Eo

khoang ghe no cá, bớt nghèo
quánh ruốc, óng vàng nước mắm
thêm vích đồi mồi ngừ nhám...
thương cảng thôi thúc ngư trường
hai bàn tay mở mười phương
Hoàng Sa khẽ vẫy là Trường Sa ơi

nằm lòng triều bãi đảo khơi
dẫn đường thuỷ quân vua Nguyễn
thuyền công ghe chài quyến luyến
Cồn Chùa Phật nối Côn Lôn (3)
Hoàng nối Trường, cũng Trường Sơn
bình phong vạn lí, đường mòn Biển Đông.

TXA.
22:30, 28-10 HB11
10:50, 29-10 HB11

(1) Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

(2) Trong “Đại Nam thực lục”, còn gọi là “Hoàng Sa xứ”. Ở những dòng thơ này, có sử dụng cụm từ và câu trong sử, địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn và của Nguyễn Thông (tác giả “Việt sử cương giám khảo lược”, người Nam Bộ, sống ở tị địa Bình Thuận). Nhân đây, xin khẳng định thêm một lần nữa: Hoàng Sa theo Quốc sử quán là bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (Paracel) lẫn quần đảo Trường Sa (Vạn lí Trường Sa, Spratly), và chắc hẳn còn gồm cả bãi ngầm ở phía đông nam Paracel, được các nhà hàng hải quốc tế gọi là Macclesfield bank.

(3) Bạch Sa, còn được gọi là núi Phật Tự (đảo Chùa Phật), và Bàn Than là tên các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracel). Bàn Than (với nghĩa là hòn đá lớn và bãi cát hay bãi đá chỉ nhô lên khi thuỷ triều xuống) cũng là tên một động đá nhỏ ở bãi biển Kỳ Hoà, xã Tam Hải, huyện Núi Thành (Lý Tín), thuộc tỉnh Quảng Nam.

(4) Bá trạo (trăm chèo): tên gọi một điệu hát có vũ đạo của dân chài Nam Trung Bộ.



XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần đầu)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần tiếp theo)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: THƠ BẠT VỀ CHÙM THƠ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC - Mới nhất!    


Sau hai bài thơ bạt về loạt thơ này, tác giả vẫn không thể không viết, đọc hai bài thơ khác (sáng tác trong tháng 9, đầu tháng 10 HB11) và đọc lại một bài thơ được viết từ 1994. Trân trọng mời xem thêm:


Mời đọc văn bản hai bài thơ về HAI GỌNG KÌM LỊCH SỬ (thơ, 1994 & 21-9 HB11) - Mới nhất!    


Mời đọc văn bản bài thơ "BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ" - (06-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO" - (14-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG" - (19-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM" - (25-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "THÀNH LŨY HOÀNG SA - TRƯỜNG SA" - (31-10 HB11) -- Mới nhất!    



Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO & ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG (thơ TXA.)

LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO (thơ Trần Xuân An, 14-10 HB11)
ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG (thơ Trần Xuân An, 19-10 HB11)




LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO
Trần Xuân An

sóng khơi vọng vào rừng sâu
Cửa Tùng nghe A Sao thở
mắt thuyền vời trông Cồn Cỏ
mắt lòng nhìn tận Hoàng Sa
vượt đèo, leo núi Bà Nà
ngó vô đảo Lý buồm nhà nồm đưa

ngàn năm trăm năm ngày xưa
gần – xa, tính mồ hôi đổ
xa – gần, tính bằng hướng gió
như thương nhớ đo yêu đương
chút cơ duyên ngắn lại đường
Trường Sa đâu biệt một phương cách vời!

cửa sông: sông Mã rộng trời
lồng lộng, sông Gianh uốn khúc
mênh mang, Đà Rằng trống thúc
tù và Cà Ty, sương bồng
Đồng Nai trải rộng tấm lòng
Biển Đông ngân cả chiêng cồng Đa Nhim

Hạ Long buồm trôi như im
Kiên Giang neo ghe Phú Quốc
trĩu lúa hai đầu đất nước
đòn gánh Miền Trung hoá chèo
ngư trường vạn lí hiểm nghèo (*)
lưới Hoàng Sa giăng chung lèo Trường Sa

miếu thờ dân đắp thuở xa
mộ gió trăm đời niềm biển
dựng bia chủ quyền, chúa Nguyễn
dặn lính đo đạc Trường Sa (*)
mấy trăm năm lặng phong ba
nhân Tây – Nhật, Tàu ô qua, lại Tàu...

Hoàng Sa, Trường Sa, biển sâu
mấy trăm năm không tranh chấp
Tàu ô, Bắc Kinh cướp đoạt
kéo ta đàm phán, phân chia...
không thể mai đây cắt lìa
máu nhoè trang sử, ai kia reo cười?

TXA.
10:42 – 17:15, 14-10 HB11
________________________

(*) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục tiền biên” (quyển VIII, Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, 1711), bản dịch VSH., tập 1, Nxb. Giáo Dục (tái bản), 2002, tr. 126. Và rất nhiều đoạn “Thực lục” khác xuyên suốt thời chúa Nguyễn, vua Nguyễn, gộp Trường Sa vào Hoàng Sa và gọi chung tên với Hoàng Sa (để phân biệt với hai bờ biển Tiểu Trường Sa và Đại Trường Sa – hai bờ cát ở đất liền hà tất phải đo đạc). Xem thêm: “Đại Nam nhất thống chí” (QSQTN., phần tỉnh Quảng Ngãi: “Vạn lí Trường Sa”) & “Phủ biên tạp lục” (Lê Quý Đôn)...v.v... Thông tin quốc tế rộng mở từ thời Pháp xâm chiếm cho đến nay đã tỏ rõ: Nước ta liên tục xác lập chủ quyền ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa.


“HOÀNG SA” “VẠN LÍ TRƯỜNG SA” “CÓ ĐẾN HƠN 130 ĐẢO NHỎ” “KÉO DÀI KHÔNG BIẾT HÀNG MẤY NGÀN DẶM”:

Sách “Đại Nam nhất thống chí” (quyển VIII) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn; bản dịch Phạm Trọng Điềm (Đào Duy Anh hiệu đính) – Viện Sử học, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, 1992, tr. 422; ở phần tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ:

“[Quần] đảo HOÀNG SA: Ở phía đông cù lao Ré huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kì đi thuyền ra, thuận gió thì độ ba bốn ngày đêm có thể đến nơi. Có đến hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trong [quần] đảo có bãi cát vàng, liên tiếp KÉO DÀI KHÔNG BIẾT HÀNG MẤY NGÀN DẶM, [có chỗ] bằng phẳng, rộng rãi, tục gọi là Vạn lí TRƯỜNG SA…”…


Bản đồ cổ chỉ là phác họa, vì trong thời kì bấy giờ, kĩ thuật vẽ còn thiếu các dụng cụ công nghệ hiện đại trợ giúp, kể cả các phương tiện thăm dò đáy biển... Không thể đòi hỏi các nhà địa lí học bấy giờ phải như các nhà địa lí học thế kỉ XXI, mặc dù về phương diện mô tả trực quan, họ không phải không khá chính xác (sai số không đáng kể), chẳng hạn như: Hoàng Sa bao gồm Trường Sa; Trường Sa kéo dài hàng mấy ngàn dặm (mỗi dặm ta: 444, m 44), có hơn 130 đảo nhỏ (các đảo cách nhau cả ngày đường hay mấy trống canh...) ...
TXA.




ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG

“Đại Nam toàn đồ” mãi tươi (1)
Hoàng Sa – Trường Sa thuở đó
vẽ phác, hơi chênh toạ độ
“một trăm ba mươi đảo hơn”
trải “mấy ngàn dặm” nước – non (2)
đảo – khơi gắn bó sông son – rừng huyền

Tổ quốc vạn đời thiêng liêng
nhất thống lòng thành địa chí
sách quý trong dăm sách quý:
cương vực đất nước huyện làng
rẻo rừng xanh, chấm đảo vàng
ghi trân trọng giữa thế gian soi nhìn

sử càng sáng niềm yêu tin (3)
in từ bao đời mộc bản
dụ lệnh đỏ hoài triện ấn
Lý Sơn lễ hội khao lề
xương máu thành hồn nếp quê
đi vào quốc sử lại về ca dao

Hoàng Sa – Trường Sa, vạt sao
trong nghìn đêm trăng óng ánh
ngực áo vảy rồng lấp lánh
nghìn khi sóng đội vầng dương
ra khơi chuyền đảo, lẽ thường
chèo theo truyền thuyết khởi nguồn Rồng – Tiên

người triều Thanh, cả Minh, Nguyên (4)
giữa Biển Đông đều là khách
chiến tranh đất liền, sông rạch
chưa bởi Hoàng Sa – Trường Sa!
tìm xuyên sử sách gần xa
những triều đó, bút chưa ngoa vơ quàng (5)

toạ độ quần đảo chênh chăng?
ta kéo gần vì thương nhớ!
nhất thống đậm nồng máu đỏ
địa chí trong da thịt mình
ai lay nổi niềm đinh ninh
Hoàng Sa liền một hải trình Trường Sa.

TXA.
09:09 – 16:57, 19-10 HB11
________________________

(1) “Đại Nam nhất thống toàn đồ”.
(2) Trích “Đại Nam nhất thống chí”; xem thêm: “Phủ biên tạp lục” (Lê Quý Đôn).
(3) “Đại Nam thực lục”, tiền biên và chính biên. Đặc biệt, xin xem kĩ: “Đại Nam thực lục tiền biên”, quyển X, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ vương), năm 1754; bản dịch VSH., tập 1, Nxb. Giáo Dục (tái bản), 2002, tr. 164.
(4) Các triều đại ở Trung Hoa.
(5) Theo vài bài khảo cứu trên báo chí, trên mạng vi tính toàn cầu (internnet) của các nhà nghiên cứu, dịch thuật tư liệu sử học.



XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần đầu)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần tiếp theo)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: THƠ BẠT VỀ CHÙM THƠ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC - Mới nhất!    


Sau hai bài thơ bạt về loạt thơ này, tác giả vẫn không thể không viết, đọc hai bài thơ khác (sáng tác trong tháng 9, đầu tháng 10 HB11) và đọc lại một bài thơ được viết từ 1994. Trân trọng mời xem thêm:


Mời đọc văn bản hai bài thơ về HAI GỌNG KÌM LỊCH SỬ (thơ, 1994 & 21-9 HB11) - Mới nhất!    


Mời đọc văn bản bài thơ "BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ" - (06-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO" - (14-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG" - (19-10 HB11) -- Mới nhất!    


Tác giả tự đọc thơ: "LỄ HỘI CỦA LÒNG DŨNG CẢM" - (25-10 HB11) -- Mới nhất!    



Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ (thơ Trần Xuân An)

BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ

Trần Xuân An





BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ

Trần Xuân An


ném sử kí, dìm xuống đáy biển sâu
sáu tỉ chiếc đầu rỗng không, sáu tỉ bong bóng bay, và vỡ
thôi thì dong thuyền ra Biển Đông, trùng trùng trang sử mở
đọc chương hiện thời, chờ những chương mới, tương lai

*

hát đi, người bạn Pháp của hôm nay ngày mai
quốc giao hôm nay ngày mai, hát đi, người bạn Nhật
cũng quốc giao hôm nay ngày mai, người bạn Mỹ hát
Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam!

*

và hát về Biển Đông -- Biển Công Lí vạn năm!
cùng ba giọng hát kia là giọng Nga, giọng Anh, giọng Ấn...
dịu mềm nhưng cứng rắn
mười giọng Đông Nam Á hát với cả loài người

*

hai người bạn Trung Hoa của hôm nay ngày mai đâu rồi?
hãy nối tiếp năm ngàn năm, nhưng không bằng bành trướng
mà bằng sự rút lui, rút lui để cùng hợp xướng
Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam!

*

và hát về Biển Đông -- Biển Công Lí vạn năm!
biển rộng đường sáng ngời nhân loại
cho bao chương sử tương lai, ước mơ không là khờ dại
nhà thơ không là kẻ ngu ngơ!


TP.HCM., 19 -- 21:55, 06-10 HB11

TXA.


______________________



XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần đầu)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: VIẾT KHI TỔ QUỐC BỊ XÚC PHẠM VÀ VỊ XÂM LƯỢC (phần tiếp theo)


XEM: TÁC GIẢ TỰ ĐỌC THƠ: THƠ BẠT VỀ CHÙM THƠ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC - Mới nhất!    


Sau hai bài thơ bạt về loạt thơ này, tác giả vẫn không thể không viết, đọc hai bài thơ khác (sáng tác trong tháng 9, đầu tháng 10 HB11) và đọc lại một bài thơ được viết từ 1994. Trân trọng mời xem thêm:


Mời đọc văn bản hai bài thơ về HAI GỌNG KÌM LỊCH SỬ (thơ, 1994 & 21-9 HB11) - Mới nhất!    



Mời đọc văn bản bài thơ "BIỂN ĐẢO CÔNG LÍ" - (06-10 HB11) -- Mới nhất!    



Tác giả tự đọc thơ: "LẠI NIỀM SỬ VỀ BIỂN ĐẢO" - (14-10 HB11) -- Mới nhất!    


*

Tác giả tự đọc thơ: "ĐỊA CHÍ VÀ LÒNG TA NHẤT THỐNG" - (19-10 HB11) -- Mới nhất!